Xu hướng nhãn hàng riêng

Việc cạnh tranh ngày càng khắc nghiệt trong thế giới bán lẻ đang thúc đẩy các nhà bán lẻ đầu tư nhiều hơn vào nhãn hàng riêng của họ, hy vọng sẽ tăng biên lợi nhuận và củng cố ý hướng trung thành của khách hàng. Các nhà bán lẻ như Walmart, Target và CVS không còn chỉ bán sản phẩm của nhãn hiệu khác. Họ đang đầu tư mạnh hơn vào các nhãn hiệu riêng, loại bỏ các nhãn hiệu tồn trên kệ hàng của họ.

Các nhà bán lẻ và sàn thương mại điện tử có thể sử dụng dữ liệu tập hợp từ việc bán các nhãn hiệu khác nhiều năm qua để thiết kế nhãn hiệu riêng của họ. Vị trí của họ cũng có thể giúp theo dõi hành vi của người mua hàng trực tuyến và tại cửa hàng.

Amazon và các trang web khác có thể theo dõi đặc điểm của người mua sắm, ai là người thích khuyến mãi, trả giá, ai là người thường xuyên online, ai thích ăn chay…; dựa trên hành vi mua sắm hiện tại của họ, sau đó thiết kế các sản phẩm để nhắm đến các phân khúc mục tiêu mà họ thấy có lợi nhất.

Các nhà bán lẻ đang tung ra nhãn hiệu riêng để tăng lợi nhuận và cạnh tranh với gã khổng lồ thương mại điện tử Amazon. Những chuyển động đáng chú ý những năm qua bao gồm:

– Nhãn hàng riêng Organics của Pectsons đã tung ra 1400 sản phẩm nhãn hàng riêng mới, gấp đôi năm 2017.

– Nhãn hiệu Simple Truth của Kroger đạt doanh thu 2 tỷ đô la và Kroger hợp tác với Alibaba để bán nhãn hiệu riêng tại Trung Quốc.

– Target đã tung ra các nhãn hàng riêng mới bao gồm Made by Design (nhãn hiệu nội thất gia đình) và Smartly (nhãn hiệu chăm sóc ngôi nhà).

– Walmart tung ra các nhãn hiệu riêng mới trong năm nay, bao gồm một nhãn hiệu rượu vang. Họ cũng mua lại nhãn hiệu may mặc Eloquii, sau đó mua Bonobos, Moosejaw và Modcloth.

Các nền tảng thương mại điện tử đang nhảy vào xu hướng nhãn hàng riêng. Amazon hiện cung cấp hơn 120 nhãn hiệu riêng.

Các sàn thương mại nhỏ hơn như Boxed và Thrive Market cũng đã tung ra các nhãn hàng riêng. Các nhà bán lẻ thương mại điện tử này có vị trí tốt để phát hiện những khoảng trống thị trường: thị trường trực tuyến có thể theo dõi các sản phẩm mà người mua sắm tìm kiếm nhưng không tìm thấy, phân tích những danh mục ít cạnh tranh, tìm sản phẩm hạ giá. Họ cũng hiểu rõ hơn về cách người tiêu dùng sử dụng sản phẩm để tối ưu hóa thông điệp tiếp thị. Nhãn hàng riêng đại diện cho động lực tăng doanh thu và ý hướng trung thành của người mua sắm đối với các nhà bán lẻ, nhưng gia tăng đe dọa đối với các nhãn hiệu thuộc ngành hàng tiêu dùng đóng gói (CPG) truyền thống.

Theo CB Insights

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *