Dịch vụ tối ưu cho dự án của bạn
Tư vấn bảo hộ và khai thác Sáng chế
Tư vấn bảo hộ và khai thác Sáng chế Để được cấp bằng độc quyền, sáng chế phải đáp ứng yêu cầu của pháp luật về tính mới, trình độ sáng tạo và khả năng áp dụng công nghiệp. Đồng thời, nhà sáng chế phải đáp ứng hàng loạt các yêu cầu khác về hình thức của đơn cũng như phải tranh luận với ý kiến của thẩm định viên khi nộp đơn cấp bằng. Do những khó khăn này, thông thường các nhà sáng chế giao phó việc nộp đơn cho luật sư, người đại diện sở hữu công nghiệp. Nhưng nhiều nhà sáng chế không nhận biết rằng dù giao phó cho luật sư thì nhà sáng chế cũng phải theo sát diễn biến quá trình nộp đơn để đảm bảo bằng độc quyền sáng chế được cấp có chất lượng nhất. Vì chỉ có nhà sáng chế mới là người hiểu rõ bản chất kỹ thuật, tình trạng kỹ thuật của sáng chế; từ đó, yêu cầu bảo hộ sẽ được viết chặt chẽ và chính xác. Nếu bản mô tả sáng chế không được viết tốt, bằng độc quyền sẽ không thể giúp nhà sáng chế có được sự độc quyền trên thị trường. Đồng thời, khai thác giá trị của bằng độc quyền sáng chế luôn là mối quan tâm lớn nhất của chủ sở hữu bằng độc quyền. Những vấn đề như đánh giá chất lượng sáng chế, tìm kiếm thị trường, đối tác, phương thức khai thác, định giá… cần được xem xét và quyết định để có thể đưa sáng chế vào khai thác thương mại. Với đội ngũ chuyên gia là các doanh nhân, nhà quản lý, luật sư, kỹ sư, Anfazi sẽ giúp doanh nghiệp đăng ký và khai thác sáng chế hiệu quả nhất.
Quản trị sáng kiến và tài sản trí tuệ
Hiện nay, tài sản vô hình chiếm hơn 80% giá trị của doanh nghiệp, còn tài sản hữu hình chỉ chiếm khoảng 20% giá trị doanh nghiệp. Nhưng phần lớn doanh nghiệp lại đầu tư kinh phí, nhân lực để quản trị phần chiếm giá trị nhỏ là tài sản hữu hình mà bỏ trống việc quản trị khối tài sản lớn hơn và quan trọng hơn là tài sản vô hình (tài sản trí tuệ). Sáng kiến là nguồn gốc hình thành tài sản trí tuệ của doanh nghiệp. Bất kỳ người lao động trong tất cả các lĩnh vực/đơn vị đều có thể có sáng kiến được công nhận, do đó, nếu có cơ chế đãi ngộ tinh thần và vật chất thỏa đáng, hầu như bất kỳ doanh nghiệp nào cũng có thể liên tục cải tiến được các mặt hoạt động của mình. Việc tổ chức tốt hoạt động sáng kiến trong doanh nghiệp có thể góp phần thiết lập môi trường lao động sáng tạo và hơn nữa là có thể giúp định hình văn hóa doanh nghiệp. Anfazi sẽ giúp lãnh đạo doanh nghiệp: giải pháp, cách thức quản trị tài sản trí tuệ và triển khai hoạt động sáng kiến ở một doanh nghiệp, trường đại học, viện nghiên cứu.
Thương mại hóa và thẩm định giá trị tài sản trí tuệ
Bạn có sáng chế cần chuyển nhượng? Bạn có nhãn hiệu, kiểu dáng công nghiệp, bí quyết kinh doanh… cần nhượng quyền thương mại? Bạn có tác phẩm cần khai thác? Bạn sở hữu giống cây trồng cần hợp tác sản xuất?… Khai thác giá trị của tài sản trí tuệ đang trở thành nhu cầu thiết thực của mỗi cá nhân, tổ chức. Tài sản trí tuệ có thể được sử dụng để đưa vào giá trị sổ sách kế toán, chuyển nhượng hoặc li xăng, góp vốn, liên doanh, mua bán sáp nhập, nhượng quyền thương mại… Doanh nghiệp phải lựa chọn phương án tối ưu và cách thức thu phí bản quyền. Để thương mại hóa thành công, trước tiên doanh nghiệp phải đánh giá và định giá được giá trị của tài sản trí tuệ cần khai thác. Hiện nay, Bộ Tài chính đã có Thông tư số 06/2014/TT-BTC ban hành Tiêu chuẩn Thẩm định giá số 13: Thẩm định giá Tài sản vô hình. Tiếp theo đó, Bộ Khoa học và Công nghệ và Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư Liên tịch số 39/2014/TTLT-BKHCN-BTC quy định việc Định giá các kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, tài sản trí tuệ sử dụng ngân sách nhà nước. Anfazi tư vấn chiến lược khai thác tài sản trí tuệ, định giá tài sản trí tuệ, vốn hóa tài sản trí tuệ, tư vấn các hoạt động mua bán sáp nhập (M&A;), nhượng quyền thương mại (Franchising) liên quan đến tài sản trí tuệ.
Phát triển các Chỉ dẫn thương mại, Thương hiệu, Nhãn hiệu
Thương hiệu là để tiếp thị hành ảnh của tổ chức và Nhãn hiệu là để tiếp thị hàng hóa và dịch vụ. Thương hiệu thiên về hướng phản ánh mặt chủ quan của doanh nghiệp: xuất xứ, quy mô, tầm cỡ, sức mạnh, chuyên môn, phong cách kinh doanh…; trong khi đó, một sản phẩm mang nhãn lại phải tập trung theo hướng tìm hiểu, đáp ứng và thể hiện mặt khách quan của các mối quan hệ: nhu cầu, ước muốn, nét tính cách của khách hàng, điểm khác biệt so với nhãn hiệu của đối thủ cạnh tranh… Phát triển mạng giá trị của Thương hiệu và mạng giá trị của Nhãn hiệu là hai chiến lược quan trọng của doanh nghiệp. Nếu không được phân định và quản trị nhất quán thì việc tiếp thị Thương hiệu – Nhãn hiệu không đạt hiệu quả kinh doanh. Anfazi tư vấn chính sách phát triển mạng giá trị Thương hiệu – Nhãn hiệu và các chỉ dẫn thương mại khác, xây dựng bộ nhận diện Thương hiệu – Nhãn hiệu.